Những lễ hội truyền thống độc đáo ở Miền Tây

Vùng đất Nam Bộ là nơi có nhiều truyền thống và những nét văn hóa vô cùng độc đáo. Và những lễ hội truyền thống ở Miền Tây chính là một trong những truyền thống lâu đời, đáng nhắc đến nhất. Thế nhưng những lễ hội truyền thống nào ở Miền Tây hấp dẫn nhất? đó là thắc mắc, là câu hỏi chung của khá nhiều khách du lịch gần xa. Nhằm mục đích giúp các bạn có thể trả lời cho câu hỏi này, hôm nay Du lịch Việt Vui xin giới thiệu đến các bạn 5 lễ hội truyền thống ở Miền Tây để các bạn tham khảo.
1. Lễ hội Đôn Ta ở Miền Tây
Dolta có nghĩa là cúng ông bà. Mục đích tổ chức lễ Dolta của người Miền Tây là cầu phước cho ông bà, tổ tiên và những linh hồn đã mất. Lễ này được xem là lễ cúng ông bà tổ tiên của cộng đồng người Khmer, được tổ chức vào 29/8 đến 01/9 âm lịch hàng năm. Đây cũng là lễ hội đặc sắc nhất, lớn nhất và hoàng tráng nhất của người Khmer. Nét độc đáo lễ hội này rất giống lễ Vu Lan của người Kinh. Mục đích chính của lễ hội nhằm tưởng nhớ đến tổ tiên, dòng họ. Lễ còn nhằm mục đích tạ ơn những người đã khuất và cầu phước cho những người còn sống.
Dâng cơm - một nghi thức khá quan trọng trong lễ Dolta

2. Lễ Tống Ôn - Tống Gió ở Nam Bộ
Lễ hội này có từ khá lâu về trước và dần dần trở thành một nét văn hóa đặc trưng của người Nam Bộ. Ngày trước, vào buổi đầu khai hoang lập địa, vùng đất này còn hoang sơ, nhiều đầm lầy, ao tù nước đọng, ruồi muỗi, rắn rết khắp nơi… Vì những điều này mà dịch bệnh bùng phát khắp nơi, lây lan và gây hại khắp nơi. Trước tình hình này, người dân Nam Bộ thời đó nhận thấy gần những tai họa này là do quỷ thần hay những người đã khuất gây nên. Do vậy, họ làm lễ cầu cúng các vị ấy, mong bình an đến với gia đình và làng xóm. Và lễ tống ôn, tống gió đã ra đời. Nghĩa đen của từ “tống ôn – tống gió” chính là tống tiễn, xua đi những ôn dịch, tà khí, dịch bệnh gây hại cho con người. Còn nghĩa bóng là nhằm mục đích xua tan xui xẻo, cầu mong những điều tốt đẹp, trọn vẹn nhất có thể đến với chúng ta.
Đưa thuyền Tống ôn – Tống gió ra ngã ba sông

Lễ hội "Tống ôn - tống gió" ngày nay đã không còn như trước, có ít người biết về nó, hiện chỉ một số tỉnh như Cần Thơ, Long An hay Vĩnh Long là còn tổ chức nhưng thời gian cũng cách nhau một khoảng. Có nơi chọn ngày 15, 16 tháng Giêng âm lịch, có nơi là ngày 5 tháng 5 âm lich, cũng có nơi chọn ngày 15 tháng 7 âm lịch, và đa số các nơi chọn ngày 19 tháng Giêng âm lịch. Hãy tham gia ngày Tour du lịch Miền Tây 1 ngày để tham gia lễ hội Tống Ôn - Tống Gió này ở Miền Tây.
3. Lễ hội Ok Om Bok
Lễ hội Ok Om Bok hay còn được gọi là lễ hội Cúng Trăng hay lễ Đút Cốm Dẹp là một lễ hội lớn của người Khmer ở Nam Bộ được tổ chức vào những ngày 14 và 15 tháng 10 âm lịch hằng năm. Một số tỉnh thành tổ chức lễ hội Cúng Trăng như Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu… Lễ Ok Om Bok xuất phát từ một tín ngưỡng khá lâu đời của người Khmer, họ xem Mặt Trăng chính là một vị thần có khả năng bảo vệ ruộng nương, bảo vệ mùa màng, đem lại cuộc sống bình an, tốt đẹp cho họ. Vì thế mà ý nghĩa chính của lễ hội Ok Om Bok nhằm bày tỏ lòng tôn kính, sự biết ơn sâu sắc đối với Thần Mặt Trăng - một vị thần cao cả có khả năng đem lại cuộc sống ấm no, vui vẻ cho người dân Khmer.
4. Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ
Đây là một lễ hội có thể nói là lớn nhất Miền Tây Nam Bộ, lễ hội này được tổ chức vào những đêm của ngày 23 đến 27 tháng 4 âm lịch, Địa điểm diễn ra lễ hội là ở miếu bà Chúa Xứ thuộc vùng Núi Sam, Châu Đốc, An Giang. Theo như tìm hiểu, mặc dù lễ hội Vía Bà Chúa Xứ được diễn ra từ 23 đến 27 nhưng ngày vía chính là ngày 25, do đó dù bất cứ giá này, du khách khi đến vía Bà Chúa Xứ cũng không được bỏ qua ngày vía chính này nhé. Sở dĩ chọn ngày 25 làm này vía chính là vì ngày xưa khi người dân Miền Tây phát hiện tượng Bà là vào ngày 25 này. Từ đêm ngày 23, hàng nghìn lượt người từ khắp nơi đã đổ về miếu để xem nghi thức tắm bà. Trong quá trình lễ hội vía bà Chúa Xứ diễn ra sẽ có nhiều hoạt động đặc sắc, thú vị diễn ra cho du khách thưởng thức, chẳng hạn như múa bóng hay hát bội v.v.. Lễ Vía Bà Chúa Xứ được biết là lễ hội truyền thống lớn nhất và độc đáo nhất thu hút đông đảo lượng khách du lịch đổ xô về Miền Tây, nhất là những du khách với mục đích đi hành hương. Do đó có khá nhiều du khách ở mọi vùng Miền đã đổ xô về vùng Núi Sam trong những Tour du lịch Việt Nam để cúng bái, cầu nguyện những điều mai mắn, tốt lành.
Châu Đốc diễn ra lễ hội vía bà Chúa Xứ lớn nhất Miền Tây

5. Kathina - lễ hội truyền thống ở Miền Tây Nam Bộ
Lễ hội Kathina còn gọi là lễ dâng bông, lễ dâng y cà sa, là nghi lễ đậm nét văn hóa của người Khmer vùng Sóc Trăng nói riêng, Tây Nam Bộ nói chung. Lễ hội này diễn ra nhằm mục đích cầu cho dân làng yên ấm, gia đình an vui, mưa thuận gió hòa, mùa mang tươi tốt. Thời gian diễn ra lễ hội được biết từ ngày 15 tháng 9 đến 15 tháng 10 âm lịch (diễn ra trong 1 tháng). Với thời gian này, lễ hội Kathina sẽ diễn ra sau lễ hội Ok Om Bok của người Khmer một khoảng thời gian. Theo như quy tắc mà đạo Phật người Khmer truyền lại, mỗi chùa chiền trong vùng sẽ chọn 1 ngày để báo cho Phật tử biết và chuẩn bị tiến hành lễ kathina. Mỗi năm thì có từ 1 đến 3 gia đình trong phum sóc cùng nhau tổ chức cho lễ. Những gia đình được chọn sẽ rất mừng vì đây được xem như niềm tự hào lớn lao mà Phum Sóc đã dành cho họ.
Người dân khmer tưng bừng tổ chức lễ hội Kathina
Trên đây là những lễ hội truyền thống ở Miền Tây cho các bạn tham khảo. Vùng đồng bằng Sông Cửu Long là nơi quy tụ khá nhiều cộng đồng dân tộc Việt Nam như người Kinh, người Chăm, người Khmer và cả người Hoa… đã góp phần xây dựng nên một nền văn hóa đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc.

Share this :

Previous
Next Post »